Trong quá trình hội nhập và phát triển, Việt Nam tiếp cận rất nhiều thuật ngữ mới. Các thuật ngữ mới được dùng dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là các chữ cái viết tắt được chấp nhận như những từ ngữ phái sinh cùng tồn tại trong ngôn ngữ tiếng Việt.
Trong giao tiếp, khi gặp nhau hoặc trước khi bước vào cuộc thảo luận, hoặc thương lượng, Bạn thường trao đổi danh thiếp (card visit) trong đó thường ghi nghề nghiệp chính hoặc chức vụ cao nhất mà người đó đang nắm giữ. Danh thiếp tên càng giản dị, càng khiêm nhường càng gây lòng tin cho người nhận hơn là những danh thiếp ghi quá rườm rà.
Nhìn lại lịch sử nước ta, trước năm 1975 tại miền nam, danh thiếp tên phụ nữ không ghi địa chỉ. Riêng danh thiếp tên công việc (business card) có thể ghi thêm tên và địa chỉ chi tiết công ty và in thêm logo của công ty (nếu có) nhưng nhất thiết không được biến danh thiếp thành một tấm biển quảng cáo nho nhỏ, trông rất hài hước, làm giảm giá trị của người có tên trên đó. Danh thiếp này khác với danh thiếp phát kèm quảng cáo công ty – không có đại diện cá nhân mà là tổ chức hoặc công ty.
Ngôn ngữ : đối với name card tên chỉ dùng đối nội chỉ nên in bằng tiếng Việt; đối với name card tên dùng đối ngoại chỉ nên in bằng tiếng Anh, hoặc một mặt bằng tiếng Việt, một mặt bằng tiếng Anh, không nên in song ngữ ở cùng một mặt. Đối với name card công việc: không nên ghi địa chỉ nhà riêng và nếu cẩn thận, không ghi cả số điện thoại di động nữa.
Tới vấn đề bàn luận : Thể hiện chức vụ bằng tiếng Anh trên danh thiếp - card visit:
1. Trước nhất, đối với những người chỉ là nhân viên thường, không giữ chức vụ nào, sau chữ “nhân viên” ghi thêm bộ phận đang làm vịệc, hoặc ghi tính chất việc làm trước chữ “nhân viên”.
Thí dụ : Ông Nguyễn Văn A, nhân viên phòng marketing thì ghi như sau:
Nguyen Van A
Marketing Officer
hoặc
Nguyen Van A
Officer Marketing Departmemt
Đối với phụ nữ, để tiện xưng hô, tránh để gây phiền lòng phụ nữ, ta ghi như sau:
a) Chưa lập gia đình:
Nguyen Thi My (Miss)
Marketing Officer
b) Đã lập gia đình:
Nguyen Thi My (Mrs)
Marketing Officer
Hiện nay, vì phép lịch sự, có khuynh hướng dùng chung cho cả 2 trường hợp đều là Ms (không phân biệt đã hoặc chưa lập gia đình).
Nếu không phải là Việt kiều, chỉ nên ghi đầy đủ theo thứ tự bằng tiếng Việt, không nên đảo ngược lại theo thứ tụ tiếng Anh. Hãy giải thích hoặc hãy để người nước ngoài tự tìm hiểu đâu là “họ” đâu là “tên” và đâu là “chữ lót”. Do đó không ghi như sau:
Hiện nay, vì phép lịch sự, có khuynh hướng dùng chung cho cả 2 trường hợp đều là Ms (không phân biệt đã hoặc chưa lập gia đình).
Nếu không phải là Việt kiều, chỉ nên ghi đầy đủ theo thứ tự bằng tiếng Việt, không nên đảo ngược lại theo thứ tụ tiếng Anh. Hãy giải thích hoặc hãy để người nước ngoài tự tìm hiểu đâu là “họ” đâu là “tên” và đâu là “chữ lót”. Do đó không ghi như sau:
A Van. Nguyen Hoặc A Nguyen
Ngoại trừ bạn thích đặt một tên tiếng Anh.
2. Nếu là người thư ký chung cho văn phòng thì đề là “clerk” hoặc “admin_clerk”, còn thư ký riêng cho một nhân vật trong công ty thì ghi là “secretary” hoặc “private and confidential secretary”, thư ký riêng kiêm trợ lý tổng giám đốc hoặc giám đốc thì ghi là secretary-cum-assistant to the MD (Managing Director).
3. Chức “Trưởng phòng” thì phức tạp hơn. Chữ “phòng” có khi dịch là “service” có khi là “office”, có khi là “bureau”, có khi là “department”. Nếu chữ phòng là "service", "office", ”bureau” thì “Trưởng phòng” nên đề là “chief”, nếu là “department” thì trưởng phòng nên đề là “manager”.
Thí dụ: Trưởng phòng nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại nên đề là “Manager of International Banking Departmen”; trưởng phòng kế toán là “Manager of Accounting Department” đừng lầm với kế toán trưởng là “Chief Accountant”; trưởng phòng đại diện là “Chief of Representative Office” trưởng phòng liên lạc “chief of Liaison Office” v.v… Ngoài ra không dùng chữ “Head” để dịch trưởng phòng hoặc người đứng đầu các bộ phận khác, vì chữ Head không được dùng một cách trọng thức (formal)
2. Nếu là người thư ký chung cho văn phòng thì đề là “clerk” hoặc “admin_clerk”, còn thư ký riêng cho một nhân vật trong công ty thì ghi là “secretary” hoặc “private and confidential secretary”, thư ký riêng kiêm trợ lý tổng giám đốc hoặc giám đốc thì ghi là secretary-cum-assistant to the MD (Managing Director).
3. Chức “Trưởng phòng” thì phức tạp hơn. Chữ “phòng” có khi dịch là “service” có khi là “office”, có khi là “bureau”, có khi là “department”. Nếu chữ phòng là "service", "office", ”bureau” thì “Trưởng phòng” nên đề là “chief”, nếu là “department” thì trưởng phòng nên đề là “manager”.
Thí dụ: Trưởng phòng nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại nên đề là “Manager of International Banking Departmen”; trưởng phòng kế toán là “Manager of Accounting Department” đừng lầm với kế toán trưởng là “Chief Accountant”; trưởng phòng đại diện là “Chief of Representative Office” trưởng phòng liên lạc “chief of Liaison Office” v.v… Ngoài ra không dùng chữ “Head” để dịch trưởng phòng hoặc người đứng đầu các bộ phận khác, vì chữ Head không được dùng một cách trọng thức (formal)
No comments:
Post a Comment